16/12/16

ĂN TỎI CÓ TỐT CHO NGƯỜI BỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG KHÔNG?

Dân gian Việt Nam- nơi chứa không biết bao nhiêu loại thực phẩm vừa có chức năng làm phụ gia cho các món ăn thêm thơm ngon mà lại vừa có tác dụng như một vị thuốc thần kỳ.
Tỏi là một trong những vị thuốc vừa dễ tìm lại vừa hiệu quả. Không ai có thể phủ nhận được công dụng chữa bệnh của tỏi. Và hiện nay, tỏi được các nhà thuốc đông y nghiên cứu ra các loại thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Vừa qua, Trường An Vị đã có không ít những chia sẻ về các thực phẩm tốt cho viêm đại tràng. Hôm nay, Trường An vị cũng sẽ chia sẻ giới thiệu cho bạn đọc vấn đề mới. Đó là, ăn tỏi có tốt cho người bị viêm đại tràng không?

Ăn tỏi có tốt cho viêm đại tràng không?

Theo như những nghiên cứu từ viện dinh dưỡng thì cứ 1 củ tỏi có 0,10%- 0,36% tinh dầu và trong đó có chứa đến 90% hợp chất sunfur.
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất allicin, chất này làm nên mùi đặc trưng của tỏi. Ngoài ra, trong tỏi có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D và các khoáng chất cần thiết như iot, canxi, magie, photpho…

Lợi ích tỏi đối với người viêm đại tràng

Tỏi được cho là loại thực vật ngon, bổ dưỡng và là một vị thuốc có tác dụng đáng kể. Dù cho ta có chế biến tỏi theo các hình thức nào thì tỏi cũng vẫn mang lại cho chúng ta không ít những lợi ích tuyệt vời cho chúng ta.

Một số lợi ích tuyệt vời của tỏi:
-         Tỏi giúp cho cơ thể tăng khả năng miễn dịch, kháng khuẩn: do trong tỏi có thành phần allincin, nó như một vị thuốc kháng sinh chống lại các virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh viêm đại tràng
-         Phòng được các mầm gây nên bệnh ung thư đại tràng: tỏi có tác dụng làm giảm các khối u, tác động trực tiếp, bổ sung sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây u thư đường ruột, đại tràng.
-         Tẩy các loại giun, sán bám ở thành ruột, thành đại tràng.

Những mối nguy hiểm của tỏi đối với người bị viêm đại tràng

Tỏi là vị thuốc bổ trợ cho việc phòng và chữa được các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu sử dụng tỏi không đúng cách, không có sự tìm hiểu kỹ nó sẽ tác động trở lại mang đến nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Những tác hại của tỏi với những người bị viêm đại tràng:
-         Đối với những người bị viêm đại tràng có triệu chứng đi ngoài nhiều hay chính là bị tiêu chảy thì không nên quá ăn tỏi hoặc không nên ăn. Do tỏi có tính nóng, cay chúng làm cho niêm mạc đã bị tổn thương trở thành viêm loét nhiều hơn, cũng có thể bị xung huyết dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn.
-         Nếu chúng ta sử dụng tỏi khi tỏi đã mọc mầm, hay cất giữ tỏi lâu ngày trong tủ thì tỏi sẽ có khả năng bị chuyển hóa, biến chất, không an toàn và có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
-         Ăn nhiều không tốt cho hệ tiêu hóa: thực phẩm nào hầu như ăn quá nhều cũng đều gây hại cho chính sức khỏe chúng ta. Khi ăn quá nhiều tỏi, liều lượng hấp thụ vào cơ thể bị thừa sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng có thể làm cho người bệnh bị nóng ruột, đại tràng, gây các hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa, quá trình tiêu hóa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

-         Đối với người bị viêm đại tràng, người bệnh luôn bị mất sức, tiêu hao khí huyết do các triệu chứng bệnh mang lại cho người bệnh. Do đó, không nên ăn quá nhiều tỏi vì tỏi làm cho cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.
Để tỏi có thể phát huy tác dụng tuyệt đối của chúng, không mang lại mầm bệnh khác cho người bệnh viêm đại tràng thì ta nên cần chú ý đến cách bảo quản và ăn như thế nào cho hợp lý.
Không nên ăn quá nhiều tỏi, tỏi đã mọc mầm, hỏng dập, tỏi để tủ lạnh quá lâu. Nên tìm hiểu kỹ tác dụng lợi ích, những điều khiêng kỵ khi sử dụng tỏi để tráng mang lại hậu quả mà người bệnh không thể lường được trước.
Bệnh viêm đại tràng sẽ dễ chữa dễ điều trị và không bị tái phát là nhờ vào sự nỗ lực kiên trì của mõi người bệnh. Khi bệnh ngày càng phát triển ta nên sử dụng tìm hiểu những phương pháp những thực phẩm tốt nhất mang lại hiệu quả cho người bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ “ăn tỏi có tốt cho người bị viêm đại tràng” của chúng tôi, Trường An Vị rất mong bạn đọc có thể hiểu và tích lũy thêm những kiến thức mới phục vụ cho quá trình điều trị chữa bệnh viêm đại tràng.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét